Một anh hùng thiên cổ, một đại tướng văn võ toàn tài nhưng lại bị người đời hiểu nhầm. Phải chăng đây chính là bởi sự dũng mãnh, ngàn người khó địch bề ngoài mà che đi mất một anh hùng trí tuệ hơn người ẩn nấp bên trong? Thực tế đã chứng minh, Trương Phi chính là bậc tướng tài, văn võ kiêm song, mưu tài trí lược, ra trận dùng mưu, đấu người dùng sức.
Khi nhắc đến tác phẩm kinh điển “Tam Quốc diễn nghĩa”, có lẽ không ai trong chúng ta còn xa lạ. Một Khổng Minh liệu việc như Thần, một Tào Tháo kiêu hùng thiên cổ, một Lưu Bị lấy nhẫn dùng người, một Chu Du túc tri đa mưu… cả tác phẩm là một sự chuyển tải Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín cho con người. Nhưng trên tất cả, xuyên suốt cả câu chuyện là một chữ Nghĩa ngút trời, thiên cổ ngàn năm ghi nhớ.
Ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào là hình ảnh quá quen thuộc với những người yêu thích “Tam Quốc diễn nghĩa”, mặc dù không cùng quê quán, năm sinh nhưng nguyện đồng cam cộng khổ, cùng sinh cùng tử, coi nhau như là người thân ruột thịt. Người em út Trương Phi, cũng như hai người anh của mình, là một anh hùng kiêu dũng, hiên ngang, bất khuất.
Trong tác phẩm, nếu Quan Vân Trường đại diện cho hình ảnh một mãnh tướng hùng dũng nhưng điềm tĩnh, thì Trương Phi lại được truyền tụng như một người nóng tính, bộc trực, hữu dũng vô mưu. Câu chuyện Trương Phi chặt cầu gỗ trong trận chiến ở Trường Bản đã trở thành hình ảnh khắc cốt ghi tâm trong lòng nhiều người: “Trương Dược Đức người nước Yên đây! Ai dám cùng ta quyết một trận sinh tử nào?”.
Câu nói này ngạo khí ngút trời, khiến cho trăm vạn hùng binh của Tào Tháo bay hồn bạt vía mà lui binh. Tuy nhiên cái hữu dũng vô mưu đó chỉ là góc nhìn bề ngoài mà thôi, trên thực tế Trương Phi chính là một hổ tướng thấu tình đạt lý, mưu hùng kế giỏi, văn võ toàn tài.
![](https://2.bp.blogspot.com/-_atzzFJ9yPE/WkTDhkvXufI/AAAAAAAAARA/md_T9v1dpO8lUs0b1x2gIKjP_RyridGqwCLcBGAs/s640/truong-phi.jpg)
Ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào là hình ảnh quá quen thuộc với những người yêu thích “Tam Quốc diễn nghĩa”
Lấy “Lễ” phục người
Có thể nói Trương Phi là vị danh tướng của nhà Thục Hán, khoẻ ngang Lã Bố, Mã Siêu, Quan Vũ, Điển Vi. Có một điều ít người biết là không chỉ giỏi võ, Trương Phi cũng là người giỏi cầm kỳ thi hoạ. Hồi nhỏ Trương Phi tính khí nóng nảy, các thầy làng đều không ai dạy nổi.
Cậu của ông giới thiệu một ông thầy tên Vương Dưỡng Niên đến dạy, ông thầy này vừa dạy văn vừa luyện võ, được Phi hết sức nể trọng. Mới 13 tuổi, Trương Phi đã tinh thông võ nghệ và thuộc làu sử sách. Thầy Vương muốn rèn giũa tính tình Phi, liền nghĩ ra cách dạy Phi hội họa và thư pháp. Phi vốn tư chất thông minh nên chỉ 3 năm sau, thư, hoạ đều tinh thông, nổi tiếng một vùng.
Sau bại chiến tại Hán Trung, dũng tướng Tây Lương là Mã Siêu đào tẩu tới Thục Quốc, gặp Lưu Bị như gặp cố nhân. Lưu Bị là người yêu mến nhân tài, còn Mã Siêu lại dùng thân phận chư hầu đến quy thuận cho nên Lưu Bị vô cùng kính trọng. Lập tức phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân, thuộc hàng ngũ hổ tướng dưới trướng Lưu Bị. Sự việc sau đó, Lưu Bị thường nói với mọi người: “Mạnh Khởi (tên tự của Mã Siêu) vừa đến, quân ta không còn gì phải suy lo nữa“.
Vừa đến đầu quân Thục Hán đã được đối đãi lễ nghĩa long trọng như vậy khiến cho Mã Siêu cao ngạo, tự mãn. Cũng có thể Mã Siêu một đời là kiêu tướng, phụ thân lại là đại tướng Tây Lương, xuất thân từ danh gia vọng tộc, lại cộng thêm với sự kính trọng, tôn vinh tột đỉnh của Lưu Bị nên dần dần quên đi địa vị quân thần của mình với Lưu Bị. Khi nói chuyện với Lưu Bị không còn sự cung kính khiêm nhường nữa, cũng không coi Lưu Bị là chủ công nữa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét