Văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm, ẩn chứa rất nhiều điều tinh tuý, rất nhiều trí huệ của cổ nhân. Đáng tiếc là, các giá trị tinh hoa của văn hoá truyền thống đang ngày càng mai một, thậm chí có người còn cho đó là cổ hủ, lỗi thời…
Tìm về văn hoá truyền thống cũng chính là tìm về với huy hoàng của văn minh lịch sử. Nhưng làm thế nào để tìm lại những giá trị đang chìm vào quên lãng ấy? Mang theo nỗi trăn trở này, ông Trương Hiểu Bằng (Zhang Xiao Peng) – ký giả của “Báo chiều Nam Dương” – đã đặc biệt phỏng vấn giáo sư Lưu Dư Lợi (Liu Yuli), một học giả uyên bác về văn hoá Á Đông, bà cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản.
Dưới đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn này:
Ký giả:Giáo dục tố chất và văn hóa truyền thống được nhắc đến hôm nay thì lý giải thế nào?
Giáo sư Lưu:Giáo dục tố chất, mà trước hết là giáo dục phẩm cách, chính là phát triển toàn diện một người. Cổ nhân giảng:“Trước khi làm việc, thì hãy học làm người”. “Tam Tự Kinh” cũng nói:“Thủ hiếu đệ, thứ kiến văn”, trước tiên cần phải hiếu thuận, khiêm nhường, hữu lễ, sau đó mới học tập tri thức và kiến thức, như vậy học càng nhiều thì càng khiêm nhường không ngạo mạn. Khổng Tử từng nói:“Như hữu Chu Công chi tài chi mỹ, sử kiêu thả lận, kỳ dư bất túc quan dã dĩ”, người này dù có tài hoa của Chu Công, nhưng y vừa cao ngạo lại keo kiệt, thì những điều khác cũng không cần phải nhìn đến nữa. Chính là nói, tố chất cơ bản của một người là tố chất đạo đức, tố chất làm người, còn tri thức và kỹ năng chỉ là một nghề thành thạo, là thủ đoạn mưu sinh mà thôi.
Người xưa tuyển chọn nhân tài thì trước hết xem người đó có đức hạnh hay không. Nếu đức hạnh lại tài năng,“hữu đức hữu tài là chính phẩm”, thì người này rất có tài hoa, sẽ học được nhiều tri thức và kỹ năng.“Hữu đức vô tài là thứ phẩm”, người này có đức hạnh, nhưng tài năng không đủ, như vậy nếu đề bạt anh ta, cộng thêm bồi dưỡng – bởi kỹ năng là rất dễ bồi dưỡng – thì người như vậy có thể dùng được, tuy không tốt như chính phẩm, nhưng cũng không đến nỗi nguy hại cho xã hội.“Vô đức vô tài là phế phẩm”, loại người này không phải là không có. Xã hội chúng ta cần là cần những người tài đức vẹn toàn, phải lấy đức hạnh làm đầu. Nếu không, ví như ngày nay rất nhiều bạn trẻ giỏi kỹ thuật vi tính, nhưng họ lại không lấy đó để phục vụ xã hội và truyền bá những văn hóa truyền thống tốt đẹp, mà họ lấy đó để can thiệp vào các trang mạng của người khác, truyền bá những điều xấu ác, làm ra những việc phá hoại, như vậy nguy hại tạo thành đối với xã hội thật sự rất lớn vậy.
Người xưa tuyển chọn nhân tài thì trước hết xem người đó có đức hạnh hay không
Ký giả:Các bậc cha mẹ hiện nay đều mong muốn con cái đa tài đa nghệ, cho rằng như vậy sẽ có thể thành công. Giáo dục trong văn hóa truyền thống có phải như vậy hay không?
Giáo sư Lưu:Trong “Tam Tự Kinh” có câu:“Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”(đạo học, quý ở sự chuyên cần), nói cho chúng ta biết mỗi người đều có sở trường đặc biệt. Bồi dưỡng họ thành tài thật ra rất dễ, thuận theo phương diện sở trường đặc biệt của họ, một môn đi vào chuyên sâu, thời gian học tập lâu dần, kỹ năng thành thạo cả rồi, thì chính là chuyên gia của một môn này.
Ví như, một người học Luận Ngữ học cả mười năm, mười năm nay đều đặt công phu vào Luận Ngữ; còn người kia, mười năm học mười bộ kinh điển khác nhau. Nếu muốn tìm một người giảng Luận Ngữ, bạn sẽ tìm người nào đây? Nhất định sẽ tìm người mà mười năm học một bộ kinh điển kia vậy. Vậy nên, thời gian, tinh lực của một người là có hạn, mong rằng anh ta lắm tài nhiều nghệ là không hiện thực. Bạn đã phân tán tinh lực, thời gian của anh ta, đến cuối cùng thì cái gì cũng biết, nhưng chỉ biết nửa vời, cái nào cũng đều không dùng được.
Cổ nhân bồi dưỡng nhân tài rất đơn giản, chính là nhìn xem anh ta thích điều gì, đặc biệt hứng thú với điều gì, thì có thể dùng nhiều thời gian vào phương diện này, thời gian lâu dài rồi, tự nhiên sẽ trở thành chuyên gia về mặt đó. Học thành thạo một thứ vốn không khó, còn như học mười thứ đều tinh thông, thế thì rất khó rồi. Ngày nay con trẻ học tập rất mệt mỏi, cũng là bởi phụ huynh không nắm chắc được cương lĩnh này. Thứ hai học đàn ca nhảy múa, thứ tư học ngoại ngữ, thứ sáu học kỹ thuật, chủ nhật cũng không được nghỉ ngơi, kết quả tinh lực đều phân tán, đến cuối cùng cái nào cũng không tốt, hứng thú cũng không thể duy trì được lâu, kết quả đều đã bỏ cuộc.
Ký giả:Xã hội hiện nay, con trẻ học tập văn hóa truyền thống có phải sẽ chịu thiệt hay không?
Giáo sư Lưu:Điều này không cần phải lo lắng. Người học văn hóa truyền thống thì đặc điểm lớn nhất là không lấy tự ngã làm trung tâm mà luôn suy nghĩ cho người khác. Con trẻ hiện nay sở dĩ không thể ở cùng nhau, chính là bởi chúng ở nhà là tiểu công chúa, tiểu hoàng đế, tất cả mọi người đều phải suy xét đến nhu cầu của chúng, cân nhắc đến cảm nhận của chúng, lo lắng cho chúng, phương thức hành vi loại này đã hình thành rồi. Thế nên khi các tiểu hoàng đế, tiểu công chúa ở cùng với nhau thì sẽ phát sinh mâu thuẫn, sẽ phát sinh xung đột.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét